Trang

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Lịch sử - Môn học đáng sợ nhất của khối C

Có thể nói rằng lịch sử là môn học tương đối phức tạp, có lượng kiến thức vô cùng lớn, nhiều con số, nhiều mốc lịch sử, sự kiện cần phải ghi nhớ. Chính vì vậy, để học tốt môn lịch sử các bạn nên nắm vững những kinh nghiệm sau :

“Trận chiến” của các thí sinh khối B, C, D sẽ diễn ra vào hai ngày 9-10/07/2008. Các bạn học sinh hãy theo dõi “cẩm nang mùa thi” được hocmai.vn cập nhật, để lắng nghe lời khuyên của các thầy giáo, cô giáo nổi tiếng nhé!

Trong các môn thi của khối C thì môn Lịch sử vẫn khiến nhiều sĩ tử lo lắng hơn cả. Khối lượng kiến thức tương đối nặng với rất nhiều các số liệu của môn Lịch sử luôn làm các bạn học sinh phải “đau đầu” trong những ngày hè nóng bức. Trước kì thi, chúng mình hãy lắng nghe lời chia sẻ của một thầy giáo nổi tiếng trong ngành giáo dục nhé!

Thầy Đỗ Thanh Bình, chủ nhiệm khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội với bề dày công tác lâu năm trong ngành Sư phạm đã có những trao đổi rất cụ thể với hocmai.vn về những vấn đề bức thiết trong kì thi đại học môn Lịch sử 2008.

1. Kiến thức trọng tâm của bài thi sẽ rơi chủ yếu vào lớp 12

Thầy Đỗ Thanh Bình nhấn mạnh kiến thức trọng tâm chủ yếu sẽ rơi vào chương trình lớp 12. Theo như phân bố đề thi, lịch sử Việt Nam chiếm khoảng 7 điểm, còn lại là dành cho lịch sử thế giới. Phần lịch sử Việt Nam do vậy rất quan trọng, các bạn học sinh hãy ôn tập thật kĩ.

Phần lịch sử thế giới chủ yếu tập trung vào khoảng từ năm 1945 đến năm 1991, với các nội dung chính về:

Các nước Đông Âu
Nước Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1970 với những thành tựu, ý nghĩa và hạn chế
Các nước Á, Phi, Mĩ La – tinh, các nước Tây Âu, Nhật Bản với những thành tựu về kinh tế, khoa học kĩ thuật.
Trong phần này, có thể đề sẽ ra câu hỏi về nguyên nhân thành tựu của từng nước, hoặc qua những thành tựu, rút ra nguyên nhân chung, trong đó, nguyên nhân nào quan trọng nhất. Ví dụ nguyên nhân cách mạng khoa học kĩ thuật, cách quản lí của nhà nước tư bản….


Đối với phần Đông Nam Á các em chú ý đến Lào, Campuchia, khối Asean. Nước Trung Quốc với sự thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1945 - 1949), ý nghĩa sự thành lập.

Về phần quan hệ quốc tế, cấn nắm được: thứ nhất là trật tự hai cực Ianta, vấn đề thứ hai là chiến tranh lạnh (giải quyết triệt để các câu hỏi: chiến tranh lạnh là thế nào? Những biểu hiện, hay diễn biến của chiến tranh lạnh)… nội dung chấm dứt chiến tranh lạnh.

Thầy Thanh Bình rất lưu ý với học sinh trong việc làm bài phần tự chọn: “Đề thi có 2 phần: bắt buộc và tự chọn. Trong phần tự chọn, theo tôi, thí sinh nào nắm vững vấn đề gì thì nên làm vấn đề đó, không nên câu nệ là phân ban hay không phân ban, vì người chấm không thể biết được điều đó”.

Như thế, không phải lo việc có phân ban hay không, mà các thí sinh hãy làm phần mà mình cảm thấy tự tin nhất.

2. Đối với các sự kiện và các mốc lịch sử

Học lịch sử đồng nghĩa với việc học sinh phải ghi nhớ rất nhiều sự kiện, mốc thời gian… Chính điều này làm cho nhiều bạn nếu không bình tĩnh, tự chủ thì sẽ dẫn đến tình trạng rối trí, quên sạch kiến thức mà mình đã “dùi mài kinh sử” bấy lâu nay.

Nắm bắt được tâm lí thi cử vô cùng căng thẳng của các em, thầy Đỗ Thanh Bình đã chia sẻ: “Các em cần phải nhớ được các mốc chính. Sau đó, phải tự vạch ra đề cương sơ lược, rồi các em mới có thể ngồi học, tư duy lại vấn đề, chỗ nào khúc mắc thì phải xem lại luôn”.


“Trước khi bắt tay vào làm bài, các thí sinh phải bình tĩnh, làm đề cương sơ lược để nhắc nhở mình trong quá trình viết, tránh sót ý. Nếu nhớ không chính xác thì các em không nên viết vào bài thi. Thay vì không nhớ chính xác ngày tháng, học sinh có thể chỉ ghi năm”.

Xem thêm : balo nữ đi học

Một bài lịch sử không thể thiếu được các sự kiện, nhưng thí sinh không thể chỉ tung ra các sự kiện mà không phân tích gì. Khi chấm bài, giám khảo sẽ đếm ý chấm điểm, chấm sự sâu sắc của học sinh khi phân tích. Theo như thầy nhận định: “Đề thi Lịch sử năm nay sẽ không khó, tuy nhiên sẽ có sự phân hóa học sinh. Học sinh phải hiểu và giải thích được các sự kiện. Mặt khác có thể liên hệ các sự kiện trong điều kiện cho phép”. 

3. Để làm tốt bài thi Lịch sử, học sinh phải thỏa mãn hai tiêu chí:
Tiêu chí nội dung: học sinh phải đọc thật kĩ câu hỏi, xem câu hỏi yêu cầu những gì. Sau đó, trình bày và phân tích, phải trả lời được hai câu hỏi: Như thế nào và tại sao. Bài làm của các em được viết như một bài luận, không được sáo rỗng.
Tiêu chí hình thức: không ngắn quá, bài viết trong 180’ phải tương đối. Hình thức sáng sủa, chữ viết rõ ràng, không gạch đầu dòng.